Tra cứu tiêm chủng hay cổng thông tin tiêm chủng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Với sự phát triển của nền y học như hiện nay, chúng ta đã có thể triển khai áp dụng biện pháp tiêm chủng nhằm phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được cụ thể về lịch tiêm phòng phù hợp, các loại vắc xin tiêm chủng cần thiết cũng như một số thông tin liên quan đến vấn đề tiêm chủng. Chính vì vậy, để có lời giải đáp rõ hơn về cổng thông tin tiêm chủng, tra cứu tiêm chủng hãy cùng chúng tôi tham khảo những nội dung chia sẻ ngay sau đây.
1. Tiêm chủng là gì?
Theo các thông tin tra cứu tiêm chủng (hay tiêm phòng), đây là việc đưa vắc xin vào trong cơ thể người nhằm kích thích sản sinh ra các kháng thể, đáp ứng miễn dịch để chống lại bệnh. Các kháng thể này có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của con người, chúng được ví như lá chắn bảo vệ trước sự xâm nhập, tấn công của virus gây bệnh. Không phải tất cả mọi trường hợp tiêm chủng đều là bắt buộc, mà nhìn chung hầu hết đều dựa trên sự tự nguyện của mỗi người.
2. Tra cứu tiêm chủng tại cổng thông tin tiêm chủng nào?
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như ngày nay, các cổng thông tin tiêm chủng trực tuyến đã được Bộ Y tế và Sở Y tế địa phương triển khai nhằm mang đến cho mọi người những thông tin cập nhật nhanh chóng, cần thiết, dễ dàng tra cứu. Đối với mỗi loại tiêm chủng khác nhau sẽ có cổng thông tin tiêm chủng riêng, cụ thể là:
2.1. Tra cứu tiêm chủng vắc xin Covid – 19
Trong thời gian 3 năm bùng phát dịch Covid – 19 vừa qua, Việt Nam đã triển khai công tác tiêm chủng vắc xin phòng bệnh khắp cả nước. Để tra cứu thông tin tiêm vắc xin Covid – 19 trên cả nước nói chung và cá nhân nói riêng, bạn có thể sử dụng Cổng thông tin tiêm chủng Quốc gia tại địa chỉ website: tiemchungcovid19.gov.vn
- Tra cứu tiêm chủng vắc xin Covid – 19 trên cả nước: tiemchungcovid19.gov.vn/portal
- Tra cứu tiêm chủng theo từng địa phương: Nằm tại phần giữa của trang chủ
- Tra cứu điểm tiêm chủng theo địa bàn: Nằm tại phần dưới cùng của trang chủ
- Tra cứu thông tin tiêm Covid – 19 cá nhân: Tại cổng thông tin tiêm chủng Covid – 19, bạn lựa chọn mục “Tra cứu” > “Tra cứu chứng nhận tiêm” sau đó nhập thông tin.
Bên cạnh website trực tuyến, Bộ Y tế cũng đã triển khai ứng dụng PC-Covid trên điện thoại di động nhằm giúp người dân thuận lợi cho việc kiểm tra, tra cứu tiêm chủng Covid – 19.
Ngoài ra, người dân tại Hà Nội có thể truy cập cổng thông tin tiêm chủng Covid – 19 của Sở Y tế Hà Nội tại địa chỉ website: soyte.hanoi.gov.vn/tiem-chung-vac-xin-covid-19
2.2. Tra cứu Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em
Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em là dự án được triển khai bởi Bộ Y tế. Trẻ em trong độ tuổi quy định sẽ được tiến hành tiêm phòng bệnh miễn phí một số loại vắc xin như: viêm gan B, uốn ván, ho gà, bạch cầu, lao, sởi – rubella hoặc viêm não Nhật Bản…
Để tìm hiểu cụ thể hơn về chương trình Tiêm chủng mở rộng, tin tức, các câu hỏi thường gặp…, bạn có thể truy cập cổng thông tin Tiêm chủng mở rộng theo các địa chỉ website:
- Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia: tiemchungmorong.vn
- Cổng thông tin tiêm chủng Sở Y tế Hà Nội: soyte.hanoi.gov.vn/tiem-chung-mo-rong
2.3. Tra cứu tiêm chủng cho tuổi vị thành niên và người lớn
Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng cần được tiêm mới hoặc tiêm bổ sung các loại vắc xin phòng bệnh, đặc biệt là những người bị suy giảm miễn dịch, có sức khỏe kém hoặc có bệnh lý nền. Theo đó, để tra cứu tiêm chủng cho người lớn thì bạn có thể tham khảo những cổng thông tin tiêm chủng uy tín như dưới đây:
- Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế: vncdc.gov.vn/tiem-chung-phong-benh-nc5640
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội: hanoicdc.gov.vn
- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương: yteduphong.com.vn
- Hệ thống tiêm chủng VNVC (Công ty cổ phần Vacxin Việt Nam): vnvc.vn
3. Quy trình tiêm chủng như thế nào?
Ngoài việc tìm hiểu về cổng thông tin tiêm chủng, tra cứu tiêm chủng cho từng đối tượng, bạn cũng nên chủ động tham khảo các bước trong quy trình tiêm chủng hiện nay như sau:
- Khám sàng lọc trước tiêm: Kiểm tra sức khỏe, đánh giá mức độ phù hợp với vắc xin, đồng thời bác sĩ cũng tư vấn kỹ càng về loại vắc xin cho người được tiêm.
- Thực hiện tiêm phòng bệnh: Tiến hành việc tiêm chủng vắc xin theo quy định.
- Theo dõi sau khi tiêm: Hoàn thành việc tiêm phòng, người tiêm nên ở lại cơ sở y tế từ 30 – 60 phút (tùy loại vắc xin) để được theo dõi tình hình sức khỏe, trong trường hợp xảy ra vấn đề bất thường thì bác sĩ sẽ can thiệp xử lý kịp thời.
Như vậy, bài viết đã cung cấp đến bạn đọc một số thông tin cần biết về cổng thông tin tiêm chủng và tra cứu tiêm chủng, hy vọng rằng sẽ trở thành tư liệu tham khảo hữu ích. Có thể nhận thấy rằng, việc chủ động tìm hiểu và tiến hành tiêm phòng vắc xin là việc làm cần thiết, đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ cho mỗi cá nhân và cả những người xung quanh, vì thế mọi người đều nên lưu ý. Chúc các bạn sẽ luôn có thật nhiều sức khỏe!